Hot girl thu hút sự chú ý ở SEA Games 32
"Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự.Á hậu Diễm Châu trải lòng về áp lực khi làm mẹ đơn thân của 5 con
Giải thưởng thường niên của TVB diễn ra tối 19.1 với màn vinh danh những tác phẩm, diễn viên, đội ngũ sản xuất đứng sau các dự án phim nổi bật của nhà đài trong năm 2024. Sau đêm trao giải, kết quả các hạng mục quan trọng đang vấp phải nhiều ý trái chiều từ khán giả, nhất là chủ nhân của danh hiệu Thị đế, Thị hậu năm nay. Bên dưới bài đăng cập nhật kết quả của nhà đài, nhiều khán giả thả "phẫn nộ", bình luận không đồng tình trước kết quả.Ở đường đua Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị đế), Trương Chấn Lãng cũng khiến khán giả bất ngờ khi "vượt mặt" hai tên tuổi lớn như Lê Diệu Tường, Trần Hào, Trần Triển Bằng hay La Trọng Khiêm (La Tử Dật) được xướng tên lên nhận giải. Nghệ sĩ chiến thắng nhờ vai diễn trong phim Anh hùng phản hắc. Chia sẻ với truyền thông sau đêm trao giải, tài tử họ Trương cho biết mình quá bất ngờ sau khi nhận giải Nam diễn viên chính được yêu thích nhất tại Malaysia lại được xướng tên ở ngôi Thị đế. Anh hạnh phúc khi nhiều năm theo đuổi đam mê diễn xuất đã đạt được thành tựu đáng mơ ước.Tuy nhiên, kết quả này cũng lập tức gây ra những ý kiến chỉ trích, cho rằng Trương Chấn Lãng không thực sự thể hiện xuất sắc đến mức đạt Thị đế. Khán giả thi nhau nêu ý kiến: "Hai chữ Thị đế ngày càng mất giá. Tôi cũng thích Trương Chấn Lãng nhưng đoạt Thị đế thì chưa xứng tầm", "Thị đế như từ trên trời rơi xuống, mấy ứng viên lão làng thì bị loại", "Hai diễn viên thắng Thị đế, Thị hậu cũng được gọi là diễn tốt ở lứa diễn viên trẻ nhưng việc TVB gượng ép lăng xê họ quá đà vô tình làm mất thiện cảm của công chúng"…Trong khi đó, đường đua Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Thị hậu), Cung Gia Hân gây ngỡ ngàng khi vượt qua hai ứng viên "nặng ký" bậc nhất cuộc đua năm nay là Dương Di (Dương Thiến Nghiêu) và Lâm Hạ Vy cùng Trương Hy Văn, Diêu Tử Linh để giành chiến thắng. Diễn viên 36 tuổi được vinh danh nhờ màn thể hiện trong phim Xí nghiệp cường nhân.Trên HK01, Cung Gia Hân tiết lộ cô không nghĩ sẽ giành được giải thưởng. Người đẹp 8X bày tỏ mình hạnh phúc, hài lòng với kết quả đồng thời sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa và chứng minh khả năng của bản thân qua các tác phẩm trong tương lai.Trước đó, Lâm Hạ Vy và Dương Di là ứng viên sáng giá của đường đua Thị hậu năm nay khi dẫn đầu tỷ lệ bình chọn nhờ màn thể hiện xuất sắc trong bộ phim ăn khách Hắc sắc nguyệt quang. Trong khi đó, màn thể hiện của Cung Gia Hân trong Xí nghiệp cường nhân được đánh giá chỉ ở mức độ tròn vai, nhiều ý kiến cho rằng diễn xuất của cô có phần lép vế so với 4 diễn viên còn lại trong hạng mục đề cử.Khán giả thi nhau bình luận: "Dương Thiến Nghiêu xứng đáng với giải Thị hậu nhất", "Tưởng Dương Thiến Nghiêu mới là người chiến thắng", "Khán giả tranh cãi Dương Di hay Lâm Hạ Vy chiến thắng cuối cùng ngỡ ngàng khi nghe tên Cung Gia Hân", "Trao giải Thị đế sốc lần 1, trao đến giải Thị hậu sốc lần 2", "Thị đế, Thị hậu gây thất vọng nhất lịch sử"… Bên cạnh đó, có ý kiến đùa rằng cặp Trương Chấn Lãng - Cung Gia Hân thắng giải Thị đế, Thị hậu như một sự "đền bù" của TVB khi năm ngoái, cả hai gây tiếng vang với bộ phim Ma nữ si tình nhưng không thắng lớn tại lễ trao giải.Ngoài những bàn luận về nghệ sĩ đoạt giải, nhiều người đặt câu hỏi về tính minh bạch của kết quả các hạng mục, cho rằng giải thưởng truyền hình được mong đợi bậc nhất xứ cảng thơm ngày càng sụt giảm uy tín. Không ít người đánh giá TVB ưu tiên o bế những diễn viên trẻ đang trực thuộc nhà đài thay vì tập trung đánh giá thực lực của từng ứng viên và trao cho người thực sự xứng đáng.
Tin tức thời tiết hôm nay 6.5.2024: Miền Bắc mưa giông diện rộng
Ba năm sau khi du lịch thế giới mở cửa hoàn toàn trở lại, Đông Nam Á đang dần khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu, có sẵn sàng cạnh tranh với châu Mỹ và châu Âu. Theo Aviation A2Z (trang thông tin về hàng không của Ấn Độ), khu vực này đang chứng kiến mức tăng trưởng hàng không kỷ lục với công suất vận tải quốc tế tăng vọt tại nhiều sân bay, đánh dấu những cột mốc quan trọng về tốc độ phát triển của các thị trường này.Trong 5 điểm đến nổi bật nhất, được coi là những trung tâm phát triển du lịch nhanh nhất trong khu vực hiện nay, dẫn đầu danh sách là Phú Quốc - một trong những hòn đảo đẹp nhất Việt Nam, nơi du khách quốc tế được hưởng chính sách miễn thị thực, khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp và trải nghiệm những hoạt động đầy hấp dẫn.Đảo Ngọc nổi tiếng với những bãi biển quyến rũ rợp bóng cọ, làn nước xanh biếc cùng những bãi cát trắng mịn, các khu nghỉ dưỡng sang trọng… chiếm trọn trái tim của du khách. Từ những cánh rừng nguyên sinh bí ẩn với những cung đường trekking ẩn mình dưới những tán cây rậm rạp, hay ghé thăm thị trấn Dương Đông nhộn nhịp với khu chợ đêm sầm uất, tận hưởng không gian đầy sắc màu tại tổ hợp vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế với những lâu đài cổ tích cùng các trò chơi cảm giác mạnh đầy phấn khích… Phú Quốc hứa hẹn mang đến niềm vui và những trải nghiệm tuyệt vời dành cho mọi du khách.Đáng chú ý, tháng 1 vừa qua, sân bay Phú Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng với số lượng hơn 108.000 ghế được bổ sung, tương đương với mức tăng 185,2%, theo Aviation A2Z. Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong số các sân bay ở Đông Nam Á, khẳng định hiệu quả của chính sách miễn thị thực và sự thúc đẩy hợp tác giữa các hãng hàng không, tăng cường khai thác các đường bay mới và số lượng chuyến bay đến Phú Quốc.Nhờ chính sách thị thực thông thoáng, vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, ẩm thực phong phú và dịch vụ phát triển nhanh chóng, Phú Quốc đang trở thành "ngôi sao sáng" trên bản đồ du lịch châu Á và thế giới. Đây cũng là điểm đến được lựa chọn làm nơi tổ chức Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2027.Nếu du khách đang tìm kiếm một điểm đến hoàn hảo cho kỳ nghỉ sắp tới, đảo Ngọc chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho mọi hành trình.Bên cạnh Phú Quốc, những điểm đến cũng nằm trong danh sách này gồm có: Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia).
Khác với bóng đá nam vốn chật vật tìm kiếm sự khẳng định ở sân chơi SEA Games trong suốt nhiều năm, đội tuyển nữ Việt Nam lại "no nê" vinh quang với 8 HCV, trong đó có 4 HCV liên tục từ SEA Games 29 đến nay.Các học trò của HLV Mai Đức Chung duy trì vị thế thống trị nhờ tổng hòa nhiều yếu tố: chất lượng đội hình đồng đều qua nhiều thế hệ với chiến lược tiếp nối hợp lý, lối chơi ổn định nhờ phương pháp huấn luyện phù hợp, cùng kinh nghiệm đối phó với biến động và nghịch cảnh ở đấu trường Đông Nam Á.Điều này được chứng minh ở thành tích ổn định của Huỳnh Như cùng đồng đội trong 8 năm qua. Tính từ SEA Games 29 (năm 2017) đến kỳ SEA Games gần nhất (năm 2023), đội tuyển nữ Việt Nam chỉ thua duy nhất 1 trong 12 trận đã đấu, đồng thời thắng tới 5 trong số 6 trận bán kết và chung kết gần nhất trong 90 phút (chỉ có trận chung kết SEA Games 30 với Thái Lan là bị kéo vào hiệp phụ).Việc duy trì thành tích ổn định ở SEA Games giúp đội tuyển nữ Việt Nam có nền tảng tinh thần tốt, giúp các cầu thủ hướng tới những bệ phóng lớn hơn. Học trò HLV Mai Đức Chung đã quen chuyện "năng nhặt chặt bị", gom góp niềm tin và sức bật từ những sân chơi nhỏ để bước dần đến đấu trường lớn hơn. Từ vinh quang ở SEA Games, toàn đội đã tiến ra châu Á, rồi giành quyền dự sân chơi thế giới theo một lộ trình lớp lang, bài bản hơn nhiều so với các kình địch trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Myanmar.Câu hỏi đặt ra là: đội tuyển nữ Việt Nam đã dự World Cup, vậy chúng ta còn cần SEA Games? Câu trả lời là vẫn cần. Bởi ở môn bóng đá nữ, khi số trận đấu và giải đấu (cả trong nước lẫn quốc tế) ít hơn nhiều so với bóng đá nam, mọi giải đấu đều rất quan trọng để thôi thúc cầu thủ tiến bộ.Sau năm 2024 trầm lắng vì không có giải đấu quốc tế nào, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ bận rộn hơn trong năm nay với SEA Games 33, AFF Cup 2025 cùng vòng loại Asian Cup 2026. Guồng vận động này là cơ hội để thầy trò HLV Mai Đức Chung tái cấu trúc đội hình, từng bước đôn lứa trẻ lên thế chỗ đàn chị để nhào nặn nên thế hệ mới.Và như đã nói ở trên, mọi giải đấu đều có giá trị với đội tuyển nữ Việt Nam cả trên khía cạnh vinh quang, kinh tế lẫn vốn kinh nghiệm để một lần nữa tiến ra "biển lớn" châu Á và thế giới.Khoảnh khắc Sarina Bolden bật cao đánh đầu ghi bàn giúp đội tuyển nữ Philippines hạ chủ nhà New Zealand tại World Cup 2023 (mang về chiến thắng đầu tiên trong lần đầu dự World Cup của nữ The Azkals), người Philippines đã hưởng trái ngọt của chính sách nhập tịch.Đội tuyển nữ Philippines từng bị kìm kẹp dưới "kiềng ba chân" Việt Nam, Thái Lan và Myanmar trong gần hai thập kỷ, cho đến khi liên đoàn bóng đá nước này đưa ra quyết định táo bạo: nhập tịch cầu thủ.Quan điểm rất rõ ràng, là thay vì tự đào tạo cầu thủ trong nước, Philippines sẽ tận dụng nguồn cầu thủ Phi kiều (có bố hoặc mẹ là người Philippines) hiện thi đấu ở Mỹ và châu Âu. Đồng nghĩa, Philippines "nhờ" các nền bóng đá phát triển phát hiện và đào tạo hộ ngọc quý, rồi gọi về để sử dụng ở cấp độ đội tuyển.8 năm qua, đội tuyển nữ Philippines bay cao trên đôi cánh nhập tịch. "The Azkals" vô địch AFF Cup 2019 nhờ thắng đậm Thái Lan và Việt Nam, lọt vào bán kết Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 rồi giành 1 chiến thắng ở vòng bảng. Đó là đẳng cấp cao nhất bóng đá nữ Đông Nam Á từng chạm đến. Tại World Cup 2023, 18 trong số 25 cầu thủ nữ Philippines mang nửa dòng máu Mỹ hoặc châu Âu. Đây là "vũ khí" Philippines dự kiến mang tới SEA Games 33, vốn là đấu trường duy nhất còn lại đội bóng này chưa chạm đến.Nhưng, không chỉ có Philippines, các đội nữ khác như Indonesia, Campuchia bắt đầu chạm đến "suối nguồn" nhập tịch. Indonesia bước đầu gọi về những cầu thủ gốc Hà Lan với thể hình và sức bật ấn tượng, tương tự là Campuchia với ít nhất 3, 4 cầu thủ nhập tịch ở AFF Cup nữ 2024. Với những "cây sào" đến từ châu Âu, những đội Đông Nam Á đang hy vọng gia cố sức mạnh để hướng tới World Cup. SEA Games sẽ là điểm khởi đầu của giấc mơ ấy.Cũng đừng quên đội tuyển nữ Thái Lan trong vai chủ nhà. "Voi chiến" đã tận dụng SEA Games 31, 32 để thử nghiệm lứa cầu thủ trẻ. Cuối năm nay là thời điểm lứa mới của Thái Lan chín muồi. Cùng chờ xem, đội tuyển nữ Việt Nam có vượt qua từng ấy khó khăn để giữ được ngôi hậu Đông Nam Á hay không!Nói về chuyện đội tuyển nữ Việt Nam có thể dùng cầu thủ Việt kiều, HLV Mai Đức Chung chia sẻ với Báo Thanh Niên: "Tôi hy vọng các cầu thủ Việt kiều tài năng có thể cống hiến cho đội tuyển. Nếu có họ, đội sẽ mạnh hơn, chất lượng và giàu tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, họ cần phải có quốc tịch Việt Nam trước đã. Khi các cầu thủ Việt kiều đã có quốc tịch, tôi sẽ gọi họ lên đội để thử chân".Bóng đá nữ Việt Nam từng có trường hợp cầu thủ Việt kiều về nước thử thách, đó là bộ đôi chị em Chelsea Lê và Kyah Lê cách đây 5 năm. Cả hai có những buổi đá tập cùng U.20 Việt Nam. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi lại một số khoảnh khắc thi đấu của hai chị em để gửi HLV Mai Đức Chung. Đáp lại, ông Chung khẳng định cả hai có tố chất, năng lực và hy vọng gia đình tạo điều kiện cho cả hai về nước thi đấu. Dù vậy sau đó do ưu tiên việc học, nên Chelsea Lê và Kyah Lê đều đã lỡ hẹn.
'Hãy xem sự học như chinh phục đỉnh núi'
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn . Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas. "Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu. "Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm. Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.